Nhiều gia đình không chú ý tới việc bảo dưỡng nên cao điểm mùa hè máy lạnh ít mát, hỏng hóc phải sửa chữa mà gọi thì thợ không có ngay bởi họ bận “chạy sô”.
Bảo dưỡng trước khi vào mùa nóng
Nhiều gia đình không chú ý tới việc bảo dưỡng nên cao điểm mùa hè máy lạnh ít mát, hỏng hóc phải sửa chữa mà gọi thì thợ không có ngay bởi họ bận “chạy sô”. Giá bảo dưỡng máy lạnh không kể nạp gas từ 120.000 - 250.000 đ/máy, nhưng vào mùa hè có thể tăng thêm từ 50.000 – 100.000 đ/máy. Tốt nhất là vài tuần trước khi vào mùa nóng (nhất là ở miền Bắc nhu cầu đặc biệt tăng cao khi vào hạ) vì lúc này thợ còn đang nhàn rỗi nên dịch vụ bảo dưỡng vừa rẻ, vừa làm cẩn thận hơn.
Với điều hòa 2 chiều khoảng 6 tháng bảo dưỡng 1 lần. Điều hòa 1 chiều khoảng 1 năm bảo dưỡng 1 lần. Số lần bảo dưỡng còn tùy thuộc vào môi trường nơi sử dụng (nếu ở công trường xây dựng, hoặc gần đường thời gian bảo dưỡng ngắn hơn). Thời điểm bảo dưỡng tốt nhất nên chọn ngày nắng ráo để bảo dưỡng thuận lợi và “cảm” độ lạnh chính xác. Nên làm trước khi vào hè 1 – 3 tuần (tháng 3 – 4, và từ tháng 10 - 11 dương lịch). Nếu máy lạnh hoạt động liên tục nên thựờng xuyên làm vệ sinh máy, các tấm lọc khoảng 2 tháng/lần và thay tấm lọc hàng năm.
Điểm mặt chiêu moi tiền của thợ bảo dưỡng
- Gian dối khi nạp gas: Muốn kiểm tra gas phải có dụng cụ đo áp chuyên dụng, do đó người dân nên kiểm tra gas qua chỉ số hiển thị trên đồng hồ đo gas để biết lượng gas đang còn trong máy lạnh. Sau khi thợ bổ sung gas, đồng hồ đo sẽ phải chỉ rõ là gas đã tăng lên rõ ràng. Cách kiểm soát gas đơn giản nhất là trước khi thợ bơm gas, nếu có cân đồng hồ đề nghị thợ đặt lên xem cả bình nặng bao nhiêu kg.
Bình thường ống gas của máy lạnh mới rất kín, trong vòng 5 – 7 năm không phải sạc gas. Nếu ống gas bị hở thì sẽ rất nhanh xì hết gas và dù vô tình hay cố ý chủ máy lạnh rất dễ bị thợ dùng một số “mẹo vặt” thiếu lương tâm móc túi. Do đó nếu máy lạnh đang chạy lạnh bình thường thì chớ cho thợ đụng vào gas (trừ khi máy không lạnh sẽ cho kiểm tra). Nếu máy hao gas là do hở và cần khắc phục trước khi nạp.
- Không cho tháo bung máy nếu thiếu máng hứng: Thợ bảo dưỡng thường dùng máy phun áp lực, đòi hỏi có máng hứng nước để xịt nước vệ sinh cục nóng và cục lạnh. Nếu thợ bảo dưỡng chỉ có máy bơm mà không có máng hứng thì không nên cho tháo bung máy bởi họ chỉ dùng nước và hộp xịt bọt rồi lau là không hiệu quả, chỉ sạch một ít bên ngoài, còn bụi bám ở các cánh tản nhiệt không lau được.
Máy lạnh là sản phẩm cao cấp, ít hỏng hóc. Nếu đang dùng mà chạy yếu, chạy không mát có thể do thiếu gas, chỉ cần bơm gas là được, không phải tháo tung máy kiểm tra. Máy lạnh chỉ hỏng khi chết mạch, nếu thợ yêu cầu thay thế thì cần giám sát khi tháo ra và thay xong máy phải hoạt động êm ru. Đồ thay thế giá bên ngoài thường đắt, còn công ty có giá quy định, có nhân viên kỹ thuật kiểm tra, giám sát tình trạng máy và báo giá trước khi sửa chữa nên không sợ bị lừa.
- Chạy thử máy trước khi bảo dưỡng: Việc làm này rất cần thiết để cùng thợ xác nhận tình trạng máy (máy có lạnh, điều khiển từ xa tốt, các cửa đảo gió hoạt động bình thường, quạt gió tốt...), tránh sau khi bảo dưỡng thợ lắp lỗi, lắp sai, do nước bắn vào mạch điều khiển, tuột giắc cắm... và sau đó khó bắt đền.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét