Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Bố trí cổng nhà hợp phong thủy cho tiền tài vào như nước


Người xưa có câu “Đầu xuôi đuôi lọt”, vạn sử khởi động từ cái bắt đầu. Đối với một ngôi nhà, cổng nhà được cho là nơi hút sinh khí và luân chuyển khí giữa bên ngoài và trong nhà vì đây là ranh giới đầu tiên giữa ngôi nhà và môi trường bên ngoài. Sinh khí trước tiên theo cổng luân chuyển qua sân, vào nhà qua cửa chính và các cửa phụ. Để công việc làm ăn được thuận lợi cũng như tăng cường sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, bạn cần lưu ý cổng nhà phải thiết kế theo các quy tắc phong thủy sau


Cổng cần cân đối với nhà chính



Thiết kế cổng luôn phải phù hợp với kích thước của nhà chính. Sự cân đối, hài hòa giữa các yếu tố luôn là nguyên tắc bất di bất dịch của phong thủy. Nếu cổng quá lớn, quá rộng sẽ khiến khí bị phân tán. Ngược lại cổng quá nhỏ sẽ không tiếp đủ khí cho ngôi nhà.

Đặt cổng ở vị trí sinh vượng

Ngoài kích thước, cần quan tâm nhiều đến vị trí đặt cổng, kiểu dáng cũng như đường dẫn từ cổng vào nhà. Cổng tốt phải đặt ở vị trí sinh vượng, “khí trường” được dẫn dắt để vào một không gian nào là do sự dịch chuyển của các luồng giao thông do con người tạo nên. Vì vậy, bạn phải lưu ý hướng di chuyển từ đường vào cổng nhà sao cho việc đi đứng thuận lợi nhất, tránh được những xung sát từ bên ngoài như góc nhọn của nhà đối diện, đối diện cột điện, cây cổ thụ, các hướng giao thông giao cắt bất lợi khi bạn ra vào nhà.

Giữ cho cổng nhà được thông thoáng


Không nên thiết kế cổng nhà quá “kín cổng cao tường”. Cần giữ lại những khoảng hở giúp không khí lưu thông tốt, tránh tù hãm. Cần dẹp bỏ những thứ gây cản trở lối ra vào. Ví dụ như không nên trồng nhiều loại cây um tùm che kín cổng và phải chặt tỉa bớt cây cối xung quanh để cổng luôn rộng rãi, sáng sủa.


Cổng nhà bị bịt kín bởi các vật cản có thể cản trở vận khí, tài lộc và sức khỏe của người sống trong nhà. Tuy nhiên, cây cối ở khoảng cách an toàn với ngõ lại thuận tiện cho việc bảo vệ cửa nhà. Tạo minh đường sáng sủa là nguyên tắc vàng giúp khí lưu thông vào nhà được tốt hơn.

Tránh thiết kế lối đi quá hẹp

Đường từ cổng vào nhà phải cân đối với cổng. Nếu lối đi chật hẹp hoặc bị cây cối rậm rạp che khuất tầm nhìn thì vận khí vào nhà ít hoặc bị mất cân bằng. Trong trường hợp này, có thể khắc phục bằng cách mở rộng lối đi hoặc không trồng những cây to, rậm rạp gần ngõ.

Trường hợp nhà nằm trên triền dốc hoặc nền nhà cao hơn mặt sân

Nếu nhà nằm trên triền dốc hoặc nền nhà chính cao hơn mặt sân thì ngõ vào phải có bậc tam cấp và không được thiết kế quá dốc, bởi bậc tam cấp hẹp và dốc thì gia chủ khó giữ được tiền bạc. Chiều cao của một bậc tam cấp cao nhất chỉ khoảng 17cm.

Dẫn sinh khí từ cổng vào nhà theo đường vòng cung hay đường uốn lượn

“Trực lai trực khứ tổn nhân đinh”, đây là nguyên tắc vàng cho việc chọn nhà, xây nhà cũng như thiết kế các phân luồng giao thông cho nhà ở. Thiết kế đường vào nhà theo đường thẳng có thể gây nên luồng trực xung quá mạnh, không phù hợp với nhịp sinh học của con người.

Việc thiết kế đường dẫn từ cổng rào vào nhà cũng phải đảm bảo nguyên tắc đường đi vòng cung hay uốn lượn nhẹ nhàng từ cổng vào đến cửa nhà sẽ tránh tạo ra xung sát.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét